Cách chăm sóc chó con bí quyết nuôi chó con thông minh, đáng yêu. Bạn muốn nuôi một em cún thật khoẻ mạnh, không phải bạn cứ ra cửa hang chọn một em nhanh nhẹn về và cho ăn thật nhiều, tắm sạch sẽ là được. Vậy phải làm thế nào?
Cách mua và chăm sóc chó con khi mới mua
1. Nơi mua chó:
Tốt nhất mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ ,hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc,lý lịch rõ ràng.đó là những bé nhanh nhẹn,khoẻ mạnh,có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaccin phòng dịch,ngày tẩy giun sán . Nên mua chó trên 2 tháng tuổi nhanh nhẹn.
Bạn không nên mua chó không có nguồn gốc không rõ ràng, khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao
2. Bạn nên làm gì sau khi mang chó về nhà?
- Kiểm tra sức khoẻ: Bạn nên đưa cún đến BS Thú Y có kinh khám sức khoẻ tổng thể và trực tiếp tư vấn cách chăm sóc cho cún của bạn , và yêu cầu bác sỹ cấp “Sổ theo dõi sức khoẻ” cho cún có ghi số điện thoại và địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
- Chuẩn bị chỗ ở của cún:
+ Tắm cho cún: Khi vừa mua cún về bạn không nên tắm cho cún bằng nước ngay, nếu thấy cún hôi có thể dung phấn tắm khô tắm. Vì nếu tắm ngay, cún rất dễ có khả năng bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Những đêm đầu tiên xa mẹ,xa chủ cũ chó có thể kêu sủa.Bạn hãy âu yếm vuốt ve dể chó yên tâm trong vòng tay bạn.
3. Chế độ ăn
- Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng,năng lượng:Protein,béo,tinh bột,khoáng chất và vitamine từ các thức ăn tự nhiên.Không nên lạm dụng thuốc,hoặc thức ăn tổng hợp.
Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa,cá tanh,mỡ.Đặc biệt không cho ăn phổi,gan bò lợn vì bẩn,gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Tốt nhất hãy cho cún ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt không mỡ.
- Cho ăn khoảng 3-4 bữa ngày,chỉ cho ăn gần no thì dừng.Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn.Nước uống sạch,luôn đầy đủ.Không bao giờ cho chó ăn quá no. Dụng cụ cho ăn :bát,đĩa…phải luôn rửa sạch sẽ,khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút (bazơ) của xà-phòng.
- Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường:nôn,bỏ ăn,buồn dầu,tiêu chảy,nghi ốm,phải ngừng cho ăn,mời Bác sỹ Thú Y khám và tư vấn.Cho ăn cưỡng bức lúc này là cực kỳ nguy hiểm đối với chó.
- Không cho ăn thức ăn ôi thiu,thức ăn thừa của mèo,cám lợn,hoặc nứớc rác,phân người và động vật khác.Những mùi”dễ sợ” với người thường”dễ chịu” với chó.Bạn hãy cẩn thận đấy!
- Chó con rất thích gặm,mài răng,rất hay cắn nát giày dép,đệm mút sa-lông không những hỏng đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa.Bạn nên để chó tránh xa các thứ này.Hãy tìm mua trên thị trường những”cục xương giả”"đồ chơi” giành riêng cho chó,được các chuyên gia nghiên cứu và sản xuất.
4. Chăm sóc sức khoẻ,phòng trừ dịch bệnh:
- Tiêm phòng dịch: Sau khi mua khoảng 1 tuần bạn nên đem cún đến nhà Bác sỹ Thú y của bạn kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó của bạn. Nếu cún nhà bạn chưa được tiêm phòng thì bạn nên tiêm vacxin phòng 5 hoặc 7 bệnh truyển nhiễm như bệnh:Care,pavo,lepto,parainfluenza,Dại…Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó.
- Tẩy giun sán: Ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi trị các loại giun:đũa,giun móc…Nên cho uống thuốc phòng bệnh “giun tim”từ 4 tháng tuổi.
Hướng dẫn kinh nghiệm nuôi chó con
Chó con dễ thương của bạn |
Nuôi chó và dạy chó , đấy là cả một nghệ thuật . Với những ai sắp sửa nuôi và đã nuôi hãy dành thời gian chăm sóc chó và tham khảo một số kinh nghiệm nuôi của những ngưòi đi trứơc để có thể nuôi được con chó như ý . Mọi người khi đi mua chó cần lưu ý , chỉ nên mua chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi trở nên , như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc.
Chó con từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi cho ăn 3 bữa một ngày , thời gian chia đều trong ngày cho hợp lý . Các bữa ăn cần có một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn (Không nhất thiết người ăn lúc nào thì cho chó ăn lúc đó , sẽ không hợp lý về thời gian).
Những chú con con mầu trắng như tuyết |
Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5 , 10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn . Bữa chiều tối ăn nhiều hơn một chút và chủ chó dành thời gian thả chó nhiều hơn .
Thức ăn cho chó bao gồm: bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc (trâu, bò, ngựa, hạn chế thịt lợn vì khó tiêu). Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt. Định lựơng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể .
Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống không sao cả . Sẽ rất rốt cho sự phát triển của chó và bộ lông sẽ rất mượt mặc dù chúng ta ít chải lông . Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng .
Sau 5 tháng thì chó đã bước vào giai đoạn trưởng thành.
Hướng dẫn cách nuôi chó
1) . Nuôi chó con .Mọi người khi đi mua chó cần lưu ý , chỉ nên mua chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi trở nên , như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc . Chó con từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi cho ăn 3 bữa một ngày , thời gian chia đều trong ngày cho hợp lý . Các bữa ăn cần có một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn (Không nhất thiết người ăn lúc nào thì cho chó ăn luc đó , sẽ không hợp lý về thời gian vì ). Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5 , 10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn . Bữa chiều tối ăn nhiều hơn một chút và chủ chó dành thời gian thả chó nhiều hơn .
Thức ăn cho chó bao gồm : bột gạo , bột ngô , thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc ( Trâu , bò , ngựa , hạn chế thịt lợn vì khó tiêu ) . Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt . Định lựơng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể .
Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút , nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ , sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ . Nếu chó ăn xong mà còn thừa thúc ăn , đem đổ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp ( Một số người nuôi chó có thói quen hay để thừa thúc ăn để khi nào đói chó tự ăn , như vậy là hại chó vì thức ăn thừa dễ ôi thiu chó sẽ bị đi ỉa rất dễ chết ) .
Đến bữa ăn khi nghe thấy bước chân của chủ chó đã rít lên ầm ầm vì bị mùi thức ăn kích thích . Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống không sao cả . Sẽ rất rốt cho sự phát triển của chó và bộ lông sẽ rất mượt mặc du chúng ta ít chải lông . Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng.
Sau 5 tháng có thể bổ xung hàng tuần một ít thị bò , ngựa sống nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều sau này ( Đối với chó to , canh gác và làm nghiệp vụ ) . Đừng sợ chó bị đi ỉa khi ăn thịt sống , vì bản năng hoang dã chó vẫn ăn thị sống từ các con thú trong rừng , sau khi ở với người chó mới thuần hóa ăn các thức ăn khác của người ,.
THAM KHẢO THÊM:
Từ 6 tháng đến 1năm tuổi chúng ta cho chó ăn 2 bữa một ngày là đủ . Vào thời kỳ này chó đã bắt đầu luyện tập thể lực nên đòi hỏi lượng chất tăng nên ( Định lượng không tăng , nếu không chó sẽ bị béo và lười vận động sinh ra ủ dũ , đừng vì thương chó mà cho ăn nhồi nhét vô cùng tai hại . )
Ở nước ngoài có bán sẫn thịt hộp cho chó khoảng 1kg đến 1,2kg với giá phải chăng . Ở Vn Tùy thuộc vào kinh tế của chủ nuôi mà cung cấp ; Bạc nhạc , phổi , lòng và các đồ rẻ tiên ở lò mổ nếu không được tươi thì phải nấu chín vì trong đó có nhiều sán . Tẩy giun , sán thường xuyên thì chó mới lớn được, và thức ăn sẽ được hấp thụ toàn bộ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với luyện tập và chạy nhảy hợp lý sẽ cho ta một con chó đẹp về hình thể , thông minh và cường tráng . Sự phát triển của chó mãnh liệt nhất là đến một năm tuổi , mọi hình dáng ,thể chất phụ thuộc vào thời kỳ này rất nhiều . Nhiều con bị hỏng chân sau , phom dáng không đạt là do cáh nuôi dưỡng của chủ chưa đúng chứ nhiều khi không phải do giống .
Chăm sóc hợp lý và khoa học sẽ cho ta một con chó trưởng thành như ý và vô giá . Chó trửơng thành sau một năm tuổi chỉ cần ăn một bũa một ngày là đủ , nhưng vẫn phải đủ về chất lựong ( Thịt nhiều rau it , va thỉnh thoảng cho gặm ống xương bò hoặc xương đùi bò ) .
Chó nuôi vào các mục đích khác nhau , và các giống to , nhỏ thì định lượng và chất lượng cũng khác nhau . Chó về già thì giảm trọng lượng và chỉ nên duy trì không được để chó béo sẽ sinh nhiều bệnh về chó già . Tuổi thọ trung bình của chó vào khoảng 12 đến 14 năm .
CÁCH TẮM CHÓ
Tưởng chừng đơn giản, nhưng chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:1. Có nên tắm cho chó không?
- Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô, lạnh việc tắm cho chó là rất hạn chế, thậm chí người ta không tắm cho chó.
- Ngược lại khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu : độ ẩm cao+ bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục. Ký sinh trùng da: Ve. mòng, ghẻ, nấm được đà tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước bốc mùi hôi...Tắm là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông- vẻ đẹp đặc trưng ĐẶC BIỆT của các giống chó lông dài : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Phốc Sóc, Bắc Kinh, Thần khuyển Tây Tạng...
- Các giống chó lông ngắn : Boxer, Rottweiler, Labrador, dachshund... cũng nên tắm sạch sẽ vào mùa nóng ẩm. - Thân nhiệt chó cao hơn người : 38o5 +/- O,5oC chịu nóng rất kém. Mùa hè cần tắm cho chó cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp điều hòa thân nhiệt, tránh được bệmh cảm nóng ( heat strock ).
2. Khi nào thì không nên tắm cho chó ?
- Thời tiết quá lạnh, nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC.
- Chó non đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ.
- Chó ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.
- Chó cái đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm mùi "đặc trưng hấp dẫn chó đực" sẽ giảm hưng phấn tính đực khi giao phối.
- Chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày.
- Chó mới sinh con.
- Chó mới mua về nuôi.
- Chó mới tiêm chích ngừa dịch bệnh.
- Chó vận chuyển.
3. Cách tắm chó như thế nào?
- Nước tắm chó : ấm về mùa đông, nước sạch, không tắm ở sông, hồ ao tù ô nhiễm.
- Shampoo : có thể dùng các loại chuyên dụng cho chó bán tại các cửa hàng thuốc Thú y hoặc siêu thị. Hoặc một số loại shampoo của người có độ ẩm và dướng da tốt. Các loại shampoo trị ve, rận, nấm phải cỏchi định của BSTY. Chó bị bệnh ngoài da, việc tắm chó phải có ý kiến và chỉ dẫn của BSTY.
- Tắm bằng nước lá cây, hoa quả : Có thể dùng quả chanh vắt nước lên bộ lông chó sau khi tắm bằng shampoo để làm tơi lông, tránh vón cục và trung hòa độ Kiềm của shampoo. Sau khi vắt vài quả chanh lên lông, lại phải xả sạch ngay bằng nước. các loại lá: Khế, bưởi, chè xanh, xà - cừ, xoan hoặc các loại lá chua, chát khác (Phải chắc chắn không độc) có thể dùng tắm chó có viêm nhiễm, lở loét hoặc ký sinh trùng ngoài da.
- Thao tác tắm chó: Không được để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó. Sau khi tắm cần lau và sấy khô bộ lông, dùng que bông cotton ngoáy sâu thấm khô vệ sin tai, nhất là với giống chó tai cụp, dài như : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Labrador... Không tắm chó ở thế nằm ngửa.
- Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet. - Với những con chó mới tắm lần đậu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay.
4. Bao lâu tắm chó một lần?
- Tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó , tuổi chó. Điều này do chủ chó tự xác định.
Cách chọn chó con và chế độ dinh dưỡng ,vận động
Đối với người mới nuôi và đã nuôi chó, thì việc chọn được một con chó ưng ý , đạt được tiêu chí mà giống ấy đề ra là không đơn giản .Vì nếu chót mua một con chó về nuôi mà sau này trưởng thành không đạt được những gì mà chủ chó mong đợi thì ngoài tiền mua chó về , công chăm sóc và dinh dưỡng tốn kém sẽ uổng phí . Với chút ít kinh nghiệm , mong được trao đổi cùng với những người cùng đam mê chó như tôi .
1 . Chọn chó con :
Khi các bạn quyết định nuôi một con chó , hay nhiều con thì việc đầu tiên nên tìm hiểu con chó mà mình định mua chó Bố , Mẹ thế nào ? Chất lượng chăm sóc của chủ nuôi chó ra sao ? Vì chất lượng của chó con phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của bố , mẹ ( Nếu giao phối đồng huyết và cận huyết thì thôi ngay , nếu không con chó của mình sau này thì là một đống thịt biết đi ).
Người chủ bán chó giống nếu có tâm thì sẽ tạo ra được các chó con tốt và dù đắt cũng mua . Chỉ nên mua chó đã được 8 tuần tuổi ( 2 tháng ) trở lên và đã được tiêm phòng 2 mũi của bác sĩ thú y và đã được tẩy giun , sán đầy đủ vì chó nhỏ rất nhiều .
Nếu vận chuyển chó đi xa như từ Hà nội vào Sài gòn thì tiêm thêm một mũi Vitamin tổng hợp, bảo đảm rất tốt cho sức khỏe của chó con khi di chuyển. Khi vào chọn chó con trong đàn chó , mọi người cần chuẩn bị mang theo một chiếc khăn tay màu sắc để thử .
Cứ tiến thẳng vào đàn chó , dùng chân dập mạnh xuống đất con nào thần kinh yếu sẽ sợ sệt và chạy đi , con nào thần kinh tốt không sợ mà vẫn sán lại liếm tay nếu ta đưa tay ra , Sau đó ta đưa cái khăn ra vẫy vẫy trước mặt con chó mà nó đưa chân ra , vồ lấy là đạt .
Bắt luôn , những con chó như vậy có hệ thần kinh tốt , năng động , không sợ người lạ . Sau này dù làm cảnh , hay làm việc đều rất dễ huấn luyện , nhanh thuộc và đõ mất nhiều công chăm sóc và dạy dỗ . 2. Chế độ dinh dưỡng và vận động :
Ở đây tôi chỉ đề cập đến những giống chó có tầm vóc lớn ( Những giống chó nhỏ thì tùy theo trọng lượng thì bớt đi cho hợp lý . Chó nhỏ từ 2 đến 6 tháng tuổi cần chăm sóc cẩn thận vì do thiếu hiểu biết trong khi chăm sóc dẫn đến chết chó . Đối với những người có điều kiện cho chó ăn bằng thức ăn khô đóng túi thì tốt ( Nhưng giá thành cao ) .
Đối với những người không có điiều kiện thì có thể vào lò mổ mua nội tạng gia xúc như Trâu , Bò , Lợn v.vv .về băm nhỏ nấu nhiễn như cám lợn cùng với cơm , rau , canh thừa sau bữa cơm rất tốt cho chó mà giá thành rẻ . Đừng nên cho chó ăn khô , vì chó ăn no sau đó uống nước thức ăn nở ra sẽ hại cho dạ dầy của chó .
a. Chó nhỏ từ 8 tuần đến 12 tuần tuổi :
Tốt nhất cho ăn 4 lần một ngày , chia đều trong ngày sáng, trưa,,chiều, tối thời gian chia đều đừng để các bữa ăn quá sát nhau và đêm bị đói . Lượng thức ăn khoảng 700g chia đều , trong chuồng nước uống lúc nào cũng để sẵn hết ngày đổ thay bát khác .
Cho uống 0,5 l sữa /ngày ( Chọn loại rẻ nhất ) , trứng gà cách ngày một quả ( Lúc đầu chó ăn chín , sau tái dần và tiến tới ăn sống ) . Sau bữa ăn cho đi vệ sinh chỗ cố định và phải ép đi bằng được sẽ tạo được thói quen tốt .Lúc rỗi cho chạy dạo chơi , thời gian này chó vẫn còn ngủ nhiều và lười vận động.
b. Từ 12 tuần đến 16 tuần tuổi :
Cho chó ăn ngày 4 bữa , lượng thức ăn khoảng 1,2 kg thức ăn tổng hợp chia đều các bữa . Sữa 1 lít , trứng cách ngày một quả . Thời gian này cho chó vận động nhiều , huấn luyện một số bài đơn giản , mang quả bong cao su đặc ném cho chó chạy đuuỏi bắt để phát triển xương .
c. Từ 16 tuần đến 20 tuần tuổi :
Chó chó ăn 3 bữa một ngày , tăng lượng đạm , thịt gia súc rẻ tiền ( Tránh ăn thịt lợn mỡ vì khó tiêu và dễ đi ỉa ) thức ăn 1,4 kg /ngày , sữa 1 lít , trứng gà ngày một quả . Thời gian vận động tăng cao , cho chạy hang ngày hoặc chạy theo xe đạp 5km trở lên . d. Từ 5,5 rưỡi trỏ lên có thể cho ăn như chó lớn , tăng cường cho ăn thêm thịt và vận động ở mức độ cao . Cho ăn 2 lần một ngày , khi cho đi tập hoặc đi dạo ép đi vệ sinh luôn .
Ngày một lần là đủ ,hạn chế công chăm sóc cho chủ chăn nuôi Sau 6 tháng chó được chăm sóc như chó đã trưởng thành về chế độ ăn , vận động và huấn luyện . Thức ăn thừa của chó sau bữa ăn phải đổ đi , bát phải đánh rửa . Tránh tình trạng vì không có thời gian , cho chó đầy thức ăn cho ăn cả ngày , đễ bị ôi thiu , chó dễ bị đi ỉa .
Tránh cho chó ăn quá no , hoặc quá đói . Ăn quá lo sẽ bị nôn ra , hoặc rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm . Tránh cho chó ăn cá , ruột cá và những đò ôi thiu . Những mảnh xương vụ ở canh đầe phải lọc và đổ đi . Cho chó ăn đồ hạt khô phải nghâm nước trước sau đó ngoáy đều lên cho ăn . sáu tháng 1 lần nên tẩy giun cho chó vì giun sán có nhiều trong nội tạng gia súc .
Hàng năm phải tiêm phòng dại cho chó , đây là điều bắt buộc cho sự an toàn của chủ .Khi chó có vấn đề cần gọi Bác sĩ thú y ngay , tránh để nặng rồi mới gọi , hoặc tự chữa mà kiến thức có hạn. Chăm sóc và nuôi dậy một con chó mất nhiều công , nên trước khi chọn nuôi chó cần hết sức chú trọng đến sự lựa chọn lúc mua .
Chó đã lớn mà họ bán thì có 2 việc cần xem xét là ; Họ bận thật không?Vì không có thời gian chăm sóc nên phải bán hoặc chó có vấn đề nên mới bán . Những giống chó có giá trị cao mà họ bán rẻ thì thực sự có vấn đề ( Trừ anh em vừa bán vừa cho ) . Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi , mong mọi người trao đổi cùng để rút ra cách tốt nhất cho những người đam mê chó Vn chúng ta .
Cách chăm sóc và bồi bổ chó mang thai
Thời gian chúng dễ bị sảy thai là ngày thứ 28-45 cho nên bạn phải kỹ lưỡng với con cái thời gian ấy- không cho nhảy cao, chạy nhanh, đánh nhau, hay buồn rầu. Cho chúng ăn chế độ tăng cường đạm và bí đỏ, bí xanh, rau dền, rau muống bởi chúng hay bị thiếu máu, thiếu sắt.khi nuôi con trong bụng.
Đến khoảng cỡ 45 ngày thai thì bạn bắt đầu cho ăn Mega-cal là một loại canxi + Phospor+ magne thùy theo thể trọng của chó ( cái này phải có ý kiến bác sĩ thú y) và thỉnh thoảng cho chúng ít sụn xương hầm thật mềm để tăng lượng can xi cho chúng.
Loại chó nhỏ như chihuahua hầu hết phải đẻ mổ bác sĩ họ sẽ gây tê khi mổ bắt con, bắt con ra rồi mới cho mê chó mẹ để bảo đảm mạng sống chó con. Sau khi mổ chừng 60 phút là chó mẹ tỉnh- cho chó con bú ngay chó mẹ- hàng ngày phải tuyệt đối chấp hành chế độ uống calci cho chó mẹ- bởi khi chó mẹ nuôi con , con bú nhiều chó mẹ sẽ hạ can xi – co giật, không cấp cứu kịp thì chó mẹ sẽ ngạt thở, cứng cơ và chết.
Chó chihuahua thường ít sữa, bạn nên nấu cháo thịt, xương sụn, bí đỏ, củ dền thật nhừ, xay nhuyễn như bột và ép chó mẹ ăn ngày 2 bữa, mỗi bữa phải đạt 50 gr cháo xay, thêm ít sữa của chó cho nó uống đều đặn. Có một điều quan trọng trước khi mổ đẻ cho chó, cấm tuyệt đối không cho ăn bất cứ thứ gì trước ba tiếng đồng hồ. Để kiểm tra nó bạn có thể quan sát khi chó bắt đầu có hành động chạy quẩn chạy quanh kiếm ổ, quào ổ. Thời gian bắt đầu tính để không cho chó ăn tính từ lúc đó.
Đối với những con chó loại lớn hơn ba ký chúng có thể tự đẻ. Chế độ ăn cũng như trên- Khi chúng quần ổ, bạn để ý những cơn co gồng bụng của chó mẹ, chó mẹ thở hẹc hẹc, thè lưỡi ra, càng thở nhanh là cơn đau đẻ càng tới gần, bụng gồ lên- trườn xuống phía bụng dưới.
Bạn thấy chó mẹ gồng mình lên rặn và nó sẽ thòi ra một mẩu đầu bọc bao thai, bạn đỡ hay để chó mẹ tự làm ( Nếu là chó kiểng nó sẽ không tự làm- chỉ chó ta và chó Phú quốc mới tự làm thôi) bạn chờ cơn rặn kế tiếp, bạn sẽ đỡ xoay, kéo rất nhẹ chú cún con ra đời nằm trong cái bọc.
Xé bọc ra liền, nếu có khăn thì lau ngay mình cún con, thả lên cho mẹ nó liếm, tay bạn lại mát xa vùng bụng chó mẹ theo chiều xuống để chó mẹ đẩy bánh nhau ra cho chú chó tiếp theo cơ hội chui ra. Nếu chó con có biểu hiện ngạt nước ối, bạn cầm chú chó con trên tay, xoay cái đầu ra trước , vảy nhẹ nhẹ nặng hơn trọng lượng chú cún chút để nước ối văng ra và mát xa hai bên phổi cho cún ngay. Tới khi bạn thấy chú cún tự thở được là ok.
Xong xuôi, bạn lấy nước đường pha chút muối ấm cho chó mẹ uống- cuộc vượt cạn của chó mẹ thành công- nếu không thành công thì đành phải đem đi bác sĩ mổ vậy. Tránh gió, tránh người lạ, ăn đồ ăn ấm, không mỡ dành cho chó mẹ- một ngày 4 lần ăn, ba lần sữa, bảo đảm chó mẹ lẫn con tròn trịa vui vẻ. Dấu hiệu của chó mẹ hạ can xi : Thở nhanh- sau đó lè lưỡi ra- tiếp đó là chân tay chó mẹ cứng, đứng lên không được, nhìn bắp cơ thấy giật giật liên hồi.
Cấp cứu ngay lập tức bằng cách dùng calcisandoz 500mg lấy 1/4 viên pha với nước nhỏ chút một cho chó mẹ rồi mang đi cấp cứu ngay. Ủ ấm chó mẹ nhưng không nóng. Nhớ khi chó mẹ mang thai cố gắng siêu âm cho chó mẹ.
Cách dạy chó ngoan !
Đầu tiên tôi xin nói ra một ví dụ để các bạn tự kiểm tra xem mình đã nuôi dạy tốt chú chó của mình chưa.
1.Cắn tay chủ(cắn yêu cũng không được đâu nhé)
2.Cọ sát thân mình vào tay chủ(Mọi người nghĩ đó là hành vi bày tỏ, nhưng loài chó chỉ làm điều đó với những đối tượng có địa vi thấp hơn nó)
3.Chủ gọi mà không thưa.
4.Thấy chủ lai gần trong lúc ăn là gầm gừ, phản đối.
6.Lúc đi dạo kéo chủ đi theo hướng mình thích, hoặc đứng ỳ một chỗ không chịu đi.
7.Lúc đi dạo thường sủa to để tỏ uy quyền với những con khác.
8.Khách đã vào nhà mà cứ sủa ỏm tỏi.
Tất cả những hành vi trên gọi chung là bệnh thể hiện quyền lực và có thể nói hầu hết những chú chó ở thành thị hiện nay đều mắc phải căn bệnh đó. Gỉa sử như khi chó cắn tay chủ, moi người vẫn tưởng rằng chó con thay răng nên cần phải cắn cái gì đó cho đỡ ngứa nhưng không phải như vậy.
Nếu có nuôi vài con trong nhà các bạn sẽ hiểu chó con cắn nhau là để thể hiện vị trí của mình với bầy đàn trong nhà(đặc biệt là các nàng hay mắc bệnh này lắm nhé^.^). Nếu để chúng cắn thường xuyên, các bạn sẽ làm chúng ngọ nhận rằng chúng "có địa vị" hơn chủ, lớn lên sẽ không thèm nghe theo lời chủ nữa.
Trong sách cũng đã nói, loài chó vốn sống theo bầy đàn nên khi đã nuôi thì phải thể hiện rõ cho chúng biết chúng có địa vị thập nhất trong nhà.Nếu không con chó sẽ cảm thấy thắc mắc vì sao chúng phải phục tùng mệnh lệnh của người có địa vị thấp hơn chúng. Từ đó dễ nảy sinh những hành động hỗn hào đôi khi quá trớn không lường trước được.
Nói tóm lại người chủ nuôi luôn phải có ý thức cảnh giác để biết chó của mình có mắc vấn đề trong cách hành xử hay không đẻ kịp thời có hành động uốn nắn. Khác với con ngươig, loài chó có thể được huấn luyện bất cứ khi nào, dù cho chúng con non hay khi trưởng thành và cả khi về già. Sau đay Jin sẽ trình bày một số cách để giúp bạn huấn luyện chu cún cưng của mình:
1. Mọi người ai cũng muốn sống trong không gian rộng rãi cho thoải mái nhưng đừng áp đặt suy nghĩ đó cho loài chó. Tổ tiên của loài chó là những chú chó sói sống theo bầy đàn và thích sống trong hang nên một cái chuồng nhỏ sẽ khiến chúng yên tâm hơn so với một không gian rộng rãi. Để giúp chó gắn bó với ngôi nhà của mình đầu tiên hãy bỏ vào đó một số món đồ chơi hay thức ăn ưa thích đối với chúng. Những lúc chúng ở trong nhà hãy trò chuyện với chúng bằng những lời nói cử chỉ thân thiện nhất.
Nhưng ngay khi con chó rời khỏi nhà hãy cất tất cả đồ chơi và thức ăn trong đó, đồng thời giả lơ, không thèm trò chuyện gì với nó nữa. Làm thế nhiều lần, con chó sẽ hiểu rằng chỉ khi ở trong "nhà" chúng mới được cho đồ chơi, thức ăn... và được chủ quan tâm nhiều hơn. Từ đó nó sẽ thích ở nhà hơn là lêu lổng bên ngoài. Những lúc nó sắp vào chuồng, hãy ra lệnh "vào nhà", con chó sẽ ghi nhớ mệnh lệnh ấy và răm rắp nghe theo mỗi khi bạn yêu cầu.
Nhớ là phải tự tay đóng cửa chuồng sau khi chó đã vào nhà và trò chuyện với nó một lúc xong mới bỏ đi để thể hiện sự quan tâm của mình. Nếu tập được thói quen ở trong chuồng của chó sẽ rất thuận lợi mỗi khi bạn đi du lịch hoặc gửi chó hộ ở nhà hàng xóm... Tuy nhiên không có con cho nào ở mãi trong chuồng được đâu. Bạn phải thường xuyên cho nó ra ngoài chơi và cách ra lệnh, quản chó bên ngoài chuồng ra sao thì mời nghía qua phần (2)
2. Khi dắt chó đi dạo, nếu thấy con chó có biểu hiện đi theo hướng nó thích thì phải kéo nó đi theo hướng ngược lại. Đó là một cách để trị căn bệnh quyền lực của chó.
Chú ý một điều là khi kéo chó về hướng ngược lại thì tuyệt đối không được nhìn vào mặt nó. Một lúc sau có thể con chó sẽ giở lại bài cũ, lúc đó bạn hãy thực hiện động tác lúc nãy của mình nhưng mạnh hơn. Nhiều lần như thế con chó sẽ chột dạ và trở nên biết điều hơn khi không thể chống lại ý muốn của chủ.
Điều quan trọng nữa là phải thực hiện bài huấn luyện này mỗi ngày mới có tác dụng, đăc biệt là trong những ngày đầu.
3. Tiếp theo là phương pháp khống chế chó từ phía sau-"Ôm từ phía sau". Mỗi khi con chó "nổi loạn", cần ôm chặt nó từ phía sau đến khi nó bình tĩnh trở lại. Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong việc áp chế căn bệnh "chứng tỏ quyền lực" ở chó nuôi.
Khi con chó đã bình tĩnh trở lại thì hãy vuốt ve nó thật nhẹ nhàng và nếu được thì hãy thủ thỉ trò chuyện với nó để thể hiện sự cảm thông của bạn. Với những con chó quá hung dữ thì thì hãy dùng tay bóp thật chặt mõm nó; đến khi không thấy nó chống cự nữa thì hãy sờ vào răng nó.
Đến đây xem như bạn hoàn toàn khuất phục được chú chó bướng bỉnh. Cuối cùng hãy lật ngửa con chó lên rồi xoa vào bụng nó. Trường hợp con chó không lật ngửa thì có thể xoa vào hai bên sườn nó cũng được Trên đây là một số động tác để huấn luyện chó cưng của bạn thành một con chó biết nghe lời.
Và bạn biết đấy, chó là một loài động vật rất thông minh và trung thành nên khi được huấn luyện đúng cách, đúng bài bản hơn nữa thì hãy tin chắc răng "tình bạn" giữa chó và chủ sẽ trở nên khăng khít hơn nữa.
(ST)